Để
trở thành hướng dẫn viên là điều không dễ dàng, hiểu về nghề hướng dẫn
viên cũng là điều không dễ và làm thế nào để tồn tại ở trong ngành du
lịch, Đạt xin phép chia sẻ với các bạn sinh viên một số kinh nghiệm của
Đạt.
Hiện
nay tình hình hướng dẫn viên tại TP. Hồ Chí Minh rất đa dạng và phức
tạp, có những HDV mới ra nghề, cũng có bạn đi từ 1 đến 2 năm. Rất nhiều
bạn HDV vẫn chưa hiểu được công việc của mình đang làm và hướng phấn đấu
như thế nào, điều đó sẽ làm cho các bạn không thể phát triển được nghề
nghiệp của mình.
Ai
cũng nghĩ rằng làm Hướng Dẫn Viên dễ lắm, chỉ cần đi được vài ba tour
là có thể được xem là hướng dẫn viên, nhưng xin thưa với các bạn như vậy
thì chưa đủ, hầu hết các hướng dẫn tại TP.Hồ Chí mới ra trường đều biết
tour học sinh, có thể nói là tour học sinh ở TP.Hồ Chí Minh rất nhiều,
cũng không khó để đi tour này, chỉ cần 1 ít kinh nghiệm quản lý là có
thể đi được tour học sinh, chính vì vậy mà nhiều bạn sinh viên năm 2,
năm 3 có điều kiện để đi tour học sinh. Tuy nhiên ít bạn hiểu được tour
học sinh chỉ là bước đệm ban đầu để trở thành hướng dẫn viên mà hầu như
sinh viên bị "sa lầy" Đạt nói như vậy bởi vì Đạt thấy rất nhiều sinh
viên đi tour học sinh hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, thậm chí đi
nhiều đến nỗi bị trường cấm thi mà tour học sinh thì thật sự thu nhập
chẳng bao nhiêu lại rất cực phải thức dậy từ 3h - 4h sáng để chuẩn bị,
lại không cần phải có nhiều kiến thức để đi tour.
Vừa
rồi có 1 trường hợp xảy ra mà Đạt thấy rất đau lòng, Đạt có 1 đối tác ở
Hà Nội, làm tour đi vào sài gòn, theo sự giới thiệu của bạn bè anh giám
đốc nhận 1 hướng dẫn đi theo đoàn, ngày đầu tiên đi từ sân bay đến Đại
Nam - Bình Dương, Hướng Dẫn ko thể giao tiếp được với du khách, mà khách
lại là giáo viên, theo lời kể của anh giám đốc và tài xế thì HDV nói
chuyện không trôi chảy (lắp bắp) nói bị sai về tuyến điểm... vì vậy anh
giám đốc buộc lòng phải cho ban Hướng Dẫn đó ra về và nhờ Đạt đi thế
trong những ngày tiếp theo. Thật lòng mà nói thì Đạt cảm thấy rất tiếc
cho bạn Hướng Dẫn Viên đó, ko phải là Hướng Dẫn mới ra trường đâu, sinh
năm 1989 cũng bằng tuổi với các thành viên khóa 4 của Câu Lạc Bộ Hướng
Dẫn bên Đạt, mà khóa 4 của CLB thì giòi lắm, chắc do bạn này chỉ đi tour
học sinh nhiều vì vậy khi đi với đoàn khách lớn tuổi bị khớp.
Vì
vậy đối thành viên mới tham gia CLB Đạt rất nghiêm khắc bắt buộc các
bạn phải rèn luyện về cách ăn nói, giao tiếp và thuyết minh như thế nào,
còn về phần trò chơi thì Đạt không khuyến khích bởi vì kỹ năng tổ chức
trò chơi tùy thuộc và khả năng và điều kiện của từng người.
Còn
một điều nữa mà HDV mới còn chưa làm được đó là khả năng giao tiếp,
giao tiếp với công ty, đồng nghiệp, du khách...các bạn cần phải hoàn
thiện hơn để công việc được trôi chảy hơn.
Vì
sao có những hướng dẫn học cùng niên khóa , đi làm cũng cùng 1 năm
nhưng trình độ lại khác biệt nhau 1 trời 1 vực, theo Đạt nghĩ thì đa
phần là do các bạn không xác định được mục tiêu, không có định hướng cho
tương lai vì vậy đa số là đi đến đâu biết đến đó mà không có sự chuẩn
bị tốt.
Thật
sự để phát triển tốt trong nghề HDV đòi hỏi các bạn phải có "người
hướng dẫn" đó là những HDV lớn tuổi và có kinh nghiệm, nếu các bạn có
mối quan hệ tốt với những người này, chắc chắn các bạn sẽ có rất nhiều
lợi ích.
việc
các bạn đi tour học sinh quá nhiều cũng làm ảnh hưởng đến quá trình
phát triển của nghề nghiệp bởi vì các bạn tốn rất nhiều thời gian, thu
nhập thấp và không có điều kiện để bổ sung kiến thức cho những tour
khác. Như vậy cần phải sắp xếp thời gian 1 cách hợp lý, ở đây Đạt không
xúi các bạn không nên đi tour học sinh mà chỉ muốn nhắc nhỡ các bạn biết
dừng đúng lúc để tìm cơ hội phát triển, các bạn phải làm cách nào đó để
giảm bớt việc đi tour học sinh, ví dụ như 1 tuần có 6 ngày đi tour học
sinh chỉ nên đi 3 ngày thôi, còn 3 ngày còn lại dành thời gian nghiên
cứu tài liệu tuyến điểm hoặc tìm cơ hội thực tập những tour xa như phan
thiết, nha trang, đà lạt, cần thơ....
Định
hướng là một chuyện nhưng khi thực hiện lại là chuyện khác, điều đó
không dễ dàng vì vậy bản thân các bạn phải rất cố gắng, ngành hướng dẫn
viên cũng giống như các ngành khác nhưng đòi hỏi sự học tập chuyên cần,
luôn luôn phải bổ sung các kiến thức cần thiết và các thông tin về văn
hóa, xã hội, để bổ sung những kiến thức mới thì phải biết quên (delete)
một số kiến thức không cần thiết hoặc quá cũ, cũng không nên quá sa đà
vào việc nhậu nhẹt, trai gái, bài bạc, số đề, cá độ bóng đá...
Rất nhiều Hướng Dẫn rơi vào trường hợp này mà không "ngóc" đầu lên nổi và lúc nào cũng rơi và trạng thái "tiền khô cháy túi"
Căn
bệnh "mua sắm" "sính đồ hiệu" cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
phát triển của HDV, đi tour chẳng được công tác phí bao nhiêu nhưng lại
sắm toàn đồ hiệu từ điện thoại đắt tiền cho đến những trang phục có
thương hiệu. HDV nên mặc đồ đẹp, đồ đẹp không có nghĩa là "đồ hiệu" mà
là bộ đồ hợp với người mặc, có màu sắc trang nhã, ko quá lòe loẹt, kiểu
cách.
Khi
các bạn đã biết định hướng nghề nghiệp của mình biết bổ sung kiến thức
nhưng bao nhiêu đó vẫn chưa đủ mà còn phải phát triển khả năng về giao
tiếp, nếu tự hoàn thiện bản thân mình mà khộng có cơ hội thực hành chẳng
phải sự hoàn thiện đó rất vô nghĩa? vì vậy các bạn cần phải tăng cường
việc giao tiếp bằng cách làm quen với nhiều ACE hướng dẫn và công ty Du
Lịch.
Thật
sự 13 năm làm du lịch Đạt chưa từng gọi điện cho bất cứ công ty du lịch
nào để xin tour đi, mặc dù điều kiện kinh tế của Đạt cũng không khá giả
cho lắm (cũng phải ở nhà trọ, phải trả tiền điện, nước và lo ăn hằng
ngày) cũng chưa từng phải mời giám đốc hay điều hành của Công Ty Du Lịch
đi ăn nhậu, thậm chí bạn bè hướng dẫn của Đạt cũng chỉ đếm trên đầu
ngón tay, tour mà Đạt đi là do Đạt tự tìm bằng thông tin trên mạng chứ
cũng ít khi nhờ bạn bè giới thiệu.
Trong
xã hội hiện nay, đặc biệt là ở TP.Hồ Chí Minh theo thống kê hiện nay có
tới 4.500 công ty du lịch tuy nhiên để tìm 1 tour đi hướng dẫn thì
không dễ nếu bạn không có mối quan hệ, cùng lắm bạn chỉ có thể suốt đời
đi tour học sinh.
Theo
như Đạt biết (nghe các thành viên trong CLB nói): để có những tour từ 2
ngày trở lên HDV phải "biết điều" biết điều ở đây thì có rất nhiều cách
để "biết điều" tùy theo tính chất của công ty, tùy theo tính chất của
người giám đốc và điều hành công ty. Cái này bây giờ là luật bất thành
văn đấy các bạn ạ, cũng có người nói đó là sự tiêu cực nhưng...không có
"tiêu cực" thì làm sao có mặt "tích cực" được. Để có tour đi lâu dài ở
một công ty du lịch, hướng dẫn viên phải tham gia tất cả các hoạt động
"ngoài giờ" của công ty, ví dụ như không được phép vắng mặt trong những
buổi nhậu, cà phê, hội bài bạc, hội đá banh, hội bida....thật sự khi
biết điều này Đạt cũng thấy sốc lắm nhưng rồi cũng phải chấp nhận.
Hiện
nay để hiểu được thế nào là HDV tốt và chưa tốt quả là điều rất khó,
ranh giới giữa cái xấu và cái tốt rất mong manh với lại trong quá trình
làm Hướng Dẫn Viên có ai chỉ mình làm HDV là phải như thế nào đâu mà
biết? cái xấu thì dễ học mà cái tốt thì...phải lâu lắm thì mới thấy đc,
nhưng vì hoàn cảnh vì cơm, áo, gạo tiền nên nhiều bạn đã vô tình làm
những cái điều mà nếu nói ra những HDV chân chính ai cũng phê phán, tuy
nhiên như Đạt cũng nói rùi ko dễ nhận biết được cái gì nên và cái gì
không nên trong cái xã hội phức tạp này.
Vậy
Đạt xin phép chia sẽ với các bạn một ít kinh nghiệm của Đạt nhé! khi
nhận tour các bạn đừng nghĩ đến việc đi tour này khách có gởi tiền bồi
dưỡng cho hướng dẫn hay không? đi tour này sẽ được bao nhiêu tiền? sẽ
đưa khách vào những điểm nào để HDV có huê hồng mà hãy nghĩ đến việc làm
thế nào để đi tour thành công, chuẩn bị tài liệu gì, nói như thế nào?
có thể Đạt khác mọi người nhưng với Đạt thì sự thành công của Hướng Dẫn
Viên đó là lấy được nụ cười và sự hài lòng của du khách, được khách khen
là một niềm vui và là một điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời làm hướng
dẫn viên của Đạt.
Chính
những điều đơn giản đó mà mỗi khi đi tour Đạt lại tìm được niềm vui và
sau khi kết thúc tour Đạt lại thêm gắn bó với nghề HDV và gắn bó với sự
nghiệp "giúp đỡ - hỗ trợ" sinh viên du lịch của Câu Lạc Bộ Hướng Dẫn
Viên Đồng Hành Việt.
Các bạn hãy thử sống giống như Đạt xem có được không? điều đó không dễ đâu.